Dự phòng phơi nhiễm HIV

Dự phòng phơi nhiễm HIV với 3 thuốc theo Bộ Y Tế:

tư vấn hiv
Ảnh: minh họa

Trích phần điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV ngoài môi trường nghề nghiệp:

9.2. Dự phòng phơi nhiễm ngoài môi trường nghề nghiệp
Phơi nhiễm Hiv không do nghề nghiệp là những trường hợp phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể có khả năng làm lây nhiễm HIVkhông liên quan đến nghề nghiệp.
9.2.1. Các tình huống phơi nhiễm ngoài môi trường nghề nghiệp
· – Phơi nhiễm qua quan hệ tình dục dokhông sử dụng bao cao su hoặc bao cao su bị vỡ, rách hoặc bị cưỡng dâm.
· – Sử dụng chung bơm kim tiêm đối với người nghiện chích ma tuý.
· – Vết thương do đâm phải kim hoặc các vật sắc nhọn vứt ra các khu vực công cộng và có dính máu nhìn thấy được.
· – Vết thương do người nghi nhiễm HIV cắn gây chảy máu.
9.2.2. Các tình huống không được xem xét điều trị dự phòng
Có phơi nhiễm liên tục với HIV như quan hệ tình dục thường xuyên với người nhiễm HIV hoặc gái mại dâm nhưng hiếm khi sử dụng bao cao su; người nghiện chích ma tuý thường xuyên sử dụng chung bơm kim tiêm.
9.2.3. Các yếu tố cần đánh giá và xử trí đối với người có khả năng bị phơi nhiễm với HIV ngoài môi trường nghề nghiệp
· – Tình trạng nhiễm HIV.
· – Phạm vi, tần suất và thời gian có nguy cơ phơi nhiễm. Cố gắng tìm hiểu tình trạng nhiễm HIV của nguồn lây nhiễm.
· – Tư vấn trước xét nghiệm HIV.
· – Tiến hành các xét nghiệm ban đầu như: HIV, viêm gan vi rút B, C; xét nghiệm đánh giá tình trạng mang thai
9.2.4. Đánh giá tình trạng HIV của người gây phơi nhiễm
· – Xét nghiệm HIV cho người gây phơi nhiễm nếu chưa biết tình trạng nhiễm HIV. Có thể bắt đầu dự phòng sau phơi nhiễm, sau đó dừng lại nếu xác định người gây phơi nhiễm không nhiễm HIV.
· – Đối với các trường hợp a) người gây phơi nhiễm có nguy cơ nhiễm HIV cao như người nghiện chích ma tuý, nam quan hệ tình dục với nam, phụ nữ bán dâm; b) không xác định được tình trạng nhiễm HIV của người gây phơi nhiễm; c) phơi nhiễm do bị cưỡng dâm, cần tiến hành dự phòng sau phơi nhiễm sau khi đánh giá nguy cơ và tư vấn cho người bị phơi nhiễm.
9.3. Điều trị dự phòng bằng ARV cho người bị phơi nhiễm
9.3.1. Chỉ định
· – Phơi nhiễm đường niêm mạc hoặc đường máu (phơi nhiễm đường tình dục, bắn vào mắt, mũi hoặc miệng) với các dịch cơ thể có nguy cơ gây lây nhiễm HIV như máu, nước bọt dính máu, sữa mẹ, dịch tiết sinh dục, dịch não tủy, dịch ối, dịch trực tràng, dịch màng bụng, dịch khớp, dịch màng ngoài tim hoặc dịch màng phổi.
· – Dự phòng sau phơi nhiễm nên được bắt đầu càng sớm càng tốt cho tất cả đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV tối ưu nhất trong vòng 72 giờ.
· – Không chỉ định dự phòng sau phơi nhiễm cho các trường hợp sau:
· + Người bị phơi nhiễm đã nhiễm HIV
· + Nguồn gây phơi nhiễm được khẳng định là HIV âm tính
· + Phơi nhiễm với các dịch cơ thể không có nguy cơ lâynhiễm đáng kể như nước mắt, dịch nước bọt không dính máu, nước tiểu và mồ hôi.
Bảng 4: Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV

Phác đồ điều trị dự phòng
Các thuốc sử dụng
Chỉ định
Người lớn
có 3 thuốc phối hợp
TDF + 3TC (hoặc FTC) + EFV
hoặc
AZT + 3TC + EFV
Chỉ định điều trị dự phòng 28 ngày cho tất cả các trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ
Trẻ em ≤ 10 tuổiAZT + 3TC + LPV/r

9.3.2. Kế hoạch theo dõi
· – Theo dõi tác dụng phụ của ARV: Tư vấn cho người được điều trị dự phòng về tác dụng phụ có thể có của ARV. Không nên ngừng điều trị khi có tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua. Nếu có các tác dụng phụ nặng, chuyển đến các cơ sở y tế ngay.
· – Hỗ trợ tâm lý nếu cần thiết.
· – Xét nghiệm lại HIV sau 3 tháng.
· – Tư vấn về việc không được cho máu, nên quan hệ tình dục an toàn, thực hành tiêm chích an toàn, và không cho con bú cho đến khi loại trừ được tình trạng nhiễm HIV.
· – Tư vấn để tiêm vắc xin viêm gan B nếu cá nhân đó chưa bị nhiễm vi rút viêm gan B.

Theo điều 2 của quyết định đã nêu rõ:

“Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành và thay thế cho Quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS” và Quyết định số 4139/QĐ-BYT ngày 02/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS” ban hành kèm theo Quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.”

Như vậy những trường hợp có nguy cơ phơi nhiễm HIV sẽ được chỉ định sử dụng 3 loại thuốc kháng virus phối hợp trong suốt 28 ngày. Theo quyết định mới này thì không còn áp dụng phác đồ kết hợp 2 như thuốc và cũng không đề cập đến những thuốc kháng virus khác vào phác đồ điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV. Các bạn chú ý khi mua thuốc phơi nhiễm nên theo phác đồ của Bộ Y tế mới nhất. Trường hợp cần thiết có thể hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý quan trọng:

  1. Dùng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ đã được tập huấn về “Chăm sóc và điều trị HIV/AIDS” hoặc bác sĩ có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, phòng khám được cấp phép hoạt động khám chữa bệnh.
  2. Khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ đã được tập huấn về “Chăm sóc và điều trị HIV/AIDS” hoặc bác sĩ có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh thì bạn không nên tự ý mua thuốc không rõ nguồn gốc để sử dụng.

Relatest posts

Leave Comments