NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIRUS HIV/AIDS

1. Cấu tạo của virus HIV

virus hiv
virus hiv gây nhiễm như thế nào

+ Vỏ của HIV được cấu tạo bởi lớp lipid kép. Chính lớp vỏ kép này giúp cho VIRUS HIV giữ được sức bền của bề mặt để có thể tồn tại lâu hơn khi nó ở ngoài cơ thể. Nhờ đó vi-rút HIV có thể tồn tại ngoài môi trường từ vài ngày đến một tuần. Nhất là khi nó nằm trong máu dính trong các bơm, kim tiêm đã sử dụng.

+ Bề mặt của virus HIV có rất nhiều gai nhú. Các gai nhú này giúp nó dễ dàng bám và đột nhập rất nhanh vào các tế bào bạch cầu – những tế bào vốn có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.

+ Nhân của vi-rút HIV gồm 2 chuỗi ARN và có men sao chép ngược. Nhờ có men sao chép ngược nên khi vào trong tế bào vi-rút HIV có khả năng sao chép 2 chuỗi ARN thành 2 chuỗi AND và gắn vào nhân tế bào và nhân lên thành các virus HIV mới.

+ Kích thước của  virus HIV vô cùng nhỏ bé, chỉ vào khoảng từ 80 – 120 nm tính trung bình thì cần khoảng 10000 vi-rút HIV xếp liền nhau để ta có một độ dài 1mm). Do vậy, ta chỉ có thể nhìn thấy nó dưới kính hiển vi điện tử phóng đại hàng triệu lần. Nhờ kích thước nhỏ bé này vi-rút HIV có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết xây xước rất nhỏ và có thể qua cả niêm mạc.

+ Khả năng biến đổi của HIV rất lớn nên hiện nay trên thế giới có nhiều chủng HIV khác nhau. Thậm chí trong quá trình điều trị bằng các thuốc kháng vi rút (ARV) hiện nay HIV có thể biến đổi, trở nên kháng thuốc và các vi rút mới kháng thuốc này cũng lây truyền từ người này sang người khác. Đây là khó khăn lớn nhất đối với việc nghiên cứu chế tạo vắc xin chống HIV cũng như thuốc điều trị AIDS.

2.  Các phương thức lây truyền virus HIV

Điều kiện vi-rút HIV có thể lây truyền từ người nhiễm sang người không bị nhiễm khi:

– Máu và chất dịch cơ thể có chứa vi-rút HIV của người nhiễm phải tiếp xúc trực tiếp và bám vào da, niêm mạc của người không bị nhiễm

– Tại chỗ tiếp xúc, bám dính phải có tổn thương thì vi-rút HIV mới có thể xâm nhập vào cơ thể của người đó.

Các con đường lây truyền HIV: có 3 con đường chính

2.1. Qua đường tình dục

2.2  Qua đường máu

2.3  Lây truyền dọc HIV từ mẹ HIV(+) sang con

HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường

  • Ôm ấp hoặc hôn hít;
  • Ho hoặc hắt hơi;
  • Dùng chung đồ nấu bếp, cốc chén hoặc bát;
  • Học tập, làm việc, sinh hoạt cộng đồng chung;
  • Nằm chung giường;
  • Ăn cùng mâm;
  • Dùng chung điện thoại, nhà vệ sinh;
  • Bơi ở bể bơi;
  • Bị côn trùng cắn,…

xem thêm:

Phơi nhiễm HIV là gì

Relatest posts

Leave Comments