ĐỊNH LƯỢNG SẮT TRONG HUYẾT THANH

ĐỊNH LƯỢNG SẮT TRONG HUYẾT THANH


1. Nguồn gốc và vai trò của sắt huyết thanh:

Sắt (Fe) được cung cấp cho cơ thể duy nhất theo đường ăn uống. Trong điều kiện bình thường, Fe được hấp thu rất ít, lượng Fe đào thải ra nước tiểu cũng tối thiểu và có thể có diều hoà với lượng Fe rất cao của toàn cơ thể. Ă uống bình thường một ngày 10-20mg thì chỉ dưới 10% sắt được hấp thu.

Fe ăn uống vào cơ thể dưới dạng feric ( Fe +3), như feric hydroxyt hoặc chất ferric hữu cơ. Ở môi trường acid các hợp chất Fe bị phá vỡ thành các ion ferric tự do hoặc kết hợp lỏng lẻo Fe hữu cơ nhờ sự tham gia của HCL dịch vị và các acid hữu cơ. Fe +3 được khử lại thành Fe +2 do các chất khử ở thức ăn, các nhóm SH như cystein hoặc acid ascobic. Ở dạng này Fe hoà tan nhiều hơn và hấp thu dễ dàng hơn.

Sau khi hấp thu qua niêm mạc ruột vào máu của tĩnh mạch cửa, sắt tồn tại dạng ion Fe +2 . Fe +2 nhanh chóng bị oxy hoá thành Fe +3 và tạo Fe gắn với prrotein đặc hiệu là transferrin ở dạng vận chuyển Fe, một glucoprotein có trọng lượng 76000. Ở đây có sự tham gia của ceruloplasmin ( protein gắn với Cu) hoạt động xúc tác. Hầu hết các transferrin nhập nhanh chóng vào tuỷ xương và dùng tạo hemoglobin.

Các dạng dự trữ sắt là ferritin và hemosiderin. Ferritin thấy ở ruột, gan và tuỷ xương. Ở gan còn thấy hemosiderin : môt dạng keo sắt oxyt kết hợp với protein.

Vai trò của sắt tập trung hầu hết ở quá trình hô hấp tế bào, các nhóm Fe porphyrin (Hem ) là cấu tử cần thiết của hemoglobin, myoglobin, các cytocrom, các enzym catalase, peroxydase và các Fe không phải Hem. Trong đó bao gồm các flavoprotein có sắt nội tế bào ( NADH dehydrogenase, succinat dehydrogenase ) và Các protein Fe-S vận chuyển và dự trữ chất vô cơ. Nhu cầu về sắt thay đổi theo lứa tuổi, theo nhu cầu của sự phát triển tổ chức, sự tổng hợp hemoglobin, sự mất sắt qua nước tiểu, phân và mồ hôi. Riêng với nữ thì thêm sự mất sắt qua kinh nguyệt, nhu cầu sắt khi thai nghén và nuôi con bú.

2 – Nguyên tắc kỹ thuật:

Trong huyết thanh, sắt được kết hợp với protein. Trong môi trường acid trung tính, với sự có mặt của Guanidine, liên kết Fe-Transferin bị phá vỡ. Dưới tác dụng của hydroxylamin phức hợp màu với Ferrozine. Được đo bằng quang kế bước sóng 562mm. Đậm độ mầu sắc tỷ lệ thuận với nồng độ sắt trong bệnh phẩm.

3- Hoá chất:

* Dung dịch 1:sắt chuẩn 35,8 mol/l
Giữ ở nhiệt độ 20C – 80C

* Dung dịch 2

– Guanidine hydrochloride 4,5 mol/l
– Hydroxylamine
– Acetate buffer pH 5

* Dung dịch 3: lên màu
– Ferrozine 40mmol/l
– Acetate buffer pH 5
Các hoá chất này được bền vững nếu giữ ở nhiệt độ 2oC – 8oC

4- Mẫu thử:

Huyết thanh, huyết tương chống đông bằng heparin, không vỡ hồng cầu. Vì phản ứng định lượng Fe rất nhạy, dễ bị nhiễm bởi Fe có trong các dụng cụ đo lường do đó các dụng cụ để làm phải được xử lý đặc biệt và được dùng riêng, không lẫn với các xét nghiệm khác.
Các dụng cụ nên bằng nhựa tốt, nếu là thuỷ tinh phải được ngâm trong HCl 2N trong vài giờ sau đó rửa thật sạch và tráng bằng nước cất, sấy khô.

5- Tiến hành xét nghiệm:

Pha thuốc thử 2+3 ngay trước khi làm xét nghiệm. Tính toán số xét nghiệm phù hợp với lượng thuốc thử pha cho khỏi lãng phí.

Tỷ lệ: Thuốc thử 2 : 38,5 ml
Thuốc thử 3 : 1,5 ml

Bảo quản: 2 tháng ở 20oC – 25oC
4 tháng ở 2oC – 8oC
Trộn đều, để 10 phút – đọc mật độ quang
Màu của phản ứng bền trong 30 phút
Quang kế bước sóng 562nm
Chú ý khi điều chỉnh điểm “0”
– Đọc ống trắng bệnh phẩm đối với chiếu với dung dịch thuốc thử 2
– Đọc ống thử và ống chuẩn đối chiếu với ống trắng thuốc thử


6. TÍNH KẾT QUẢ:

E thử – E trắng bệnh phẩm
Fe ( µmol/l) = ——————————- x nồng độ chuẩn
E chuẩn – E trắng thuốc thử

7. Giá trị bình thường:

– Nam: 10,6 – 28,3 mol/l
– Nữ: 6,6 – 26 mol/l

* Tăng sắt huyết thanh trong các trường hợp sau:

– Dùng quá nhiều sắt, nhiễm sắc tố sắt.
– Tăng sự phá huỷ hồng cầu: Sốt đái huyết sắc tố, thiếu máu huỷ huyết
Các bệnh gan cấp tính, viêm gan, viêm thận, thiếu máu hyperchromic(tăng sắc)

* Giảm sắt trong các trường hợp:
– Các thiếu máu nhược sắc, thiếu máu ác tính.
– Giảm hấp thu sắt ( dịch vị thiếu acid, sau cắt dạ dầy hoặc bệnh dạ dầy )
– Các nhiễm trùng cấp và mạn tính.
– Thời gian sau phẫu thuật, mất máu, chẩy máu kéo dài…

Relatest posts

chức năng gan
chức năng gan

Leave Comments