Ung thư dạ dày giai đoạn cuối

ung thư dạ dày
Ảnh: minh họa

Ung thư dạ dày là bệnh khởi đầu ở tế bào dạ dày, dần dần chúng phát triển và có thể di căn sang bộ phận khác. Chúng tôi thông tin về bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối.

Khi bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng sau đây:

1. Triệu chứng đau

• Đau cấp tính: khởi phát rất nhanh, đột ngột, đau dữ dội, đây là dấu hiệu báo động mô tế bào bị tổn thương trầm trọng. Đặc trưng của cơn đau trong ung thư dạ dày giai đoạn cuối là đau dữ dội và không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.

• Đau mạn tính: đau mức độ vừa tới nặng kéo dài liên tục trong thời gian vài tuần tới vài tháng, đau có thể giảm nhờ thuốc giảm đau hoặc nhờ các biện pháp điều trị khác. Lý do đau trong ung thư dạ dày phổ biến là khi khối u di căn tới xương hoặc khối u quá lớn chèn ép vào dây thần kinh.

2. Dấu hiệu nôn và buồn nôn

Trong ung thư dạ dày giai đoạn cuối, nôn và buồn nôn là hai triệu chứng rất phổ biến. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như:

• Dạ dày bị đầy hơi do kích thích và khối u chèn ép

• Tác dụng phụ của một số loại thuốc chống ung thư và giảm đau

• Tâm lý lo lắng, hồi hộp, lo sợ

• Các bệnh lý khác ở đường tiêu hóa

3. Kém ăn, khô miệng

Đây là hai trong số các triệu chứng thường gặp làm bệnh nhân khó chịu, gây ra bởi một số yếu tố liên quan đến điều trị như xạ trị vùng mặt, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co thắt. Chính sự kém ăn, khô miệng kéo dài khiến bệnh nhân luôn trong tình trạng suy nhược, sút cân nhanh chóng và thiếu máu.

 

Kém ăn, khô miệng kéo dài khiến bệnh nhân luôn trong tình trạng suy nhược cơ thể

4. Táo bón, tiêu chảy

• Táo bón thường gặp trong ung thư dạ dày giai đoạn cuối do ít hoạt động, uống ít nước… Bên cạnh đó, chính sự suy yếu các cơ bụng và sàn chậu ở bệnh nhân ung thư dạ dày làm giảm khả năng bài tiết qua trực tràng.

• Trong quá trình điều trị, hầu hết các thuốc giảm đau mạnh, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng cholin có thể gây liệt nhẹ đám rối thần kinh của ruột, từ đó dẫn đến tình trạng táo bón.

• Ngược lại, tiêu chảy là biểu hiện của rối loạn chức năng tiêu hóa, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột trong quá trình sử dụng thuốc, các biện pháp trị liệu điều trị ung thư dạ dày.

5. Sút cân và thiếu máu

• Do các triệu chứng kể trên của bệnh, người bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường ăn ngủ kém, dẫn đến tình trạng cơ thể bị suy nhược trầm trọng, biểu hiện là sút cân và thiếu máu kéo dài.

• Bên cạnh đó, bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối có thể có các biểu hiện khác kèm theo như nuốt nghẹn, đau bụng dưới, sốt… Trong giai đoạn này, các triệu chứng thường đã biểu lộ rất rõ rệt và gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

• Các phương pháp điều trị có thể đáp ứng và đem lại hiệu quả tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào thời điểm phát hiện bệnh sớm hay muộn và tinh thần lạc quan, ham sống cũng như sự hợp tác và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu?

• Đa số gia đình các bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường giấu và không nói rõ tình trạng bệnh cũng như sự nguy hiểm của bệnh cho người bị bệnh biết.

• Điều này hết sức bình thường không chỉ với bệnh ung thư dạ dày mà ngay cả những căn bệnh nguy hiểm khác cũng vậy. Họ sợ ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, khiến sức khỏe người bệnh sẽ một xấu đi. Tinh thần của người bệnh chính là vị thuốc điều trị tốt nhất.

• Theo kinh nghiệm của các bác sĩ, nếu cho bệnh nhân biết rõ tình trạng bệnh cũng như các nguy hiểm có thể gặp phải thì thông thường bệnh nhân sẽ hợp tác tốt hơn trong việc điều trị bệnh, đôi khi còn lạc quan và bớt lo âu hơn. Khi đó khát vọng sống của bệnh nhân sẽ mãnh liệt hơn và ít thờ ơ hơn vì cho rằng chưa đến lúc nguy hiểm, chưa đến lúc phải điều trị.

• Với ung thư dạ dày, những bệnh nhân có khát vọng sống mãnh liệt, ý chí chiến đấu cao và lạc quan thường có nhiều cơ hội khỏi bệnh hơn. Và tất nhiên, tất cả họ đều là những người hiểu rõ bệnh tình của mình chứ không hề bị giấu diếm bất cứ điều gì.

• Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có thể sống thêm được 1-2 năm, 3 năm hoặc đôi khi hơn. Tùy từng trường hợp và quyết tâm, khát khao sống mãnh liệt, sự hợp tác điều trị cũng như điều kiện của mỗi người.

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là bệnh đã di căn, nguy hiểm. Người bệnh nên sống lạc quan, hợp tác cùng bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

(Nội dung do Chuyên gia Bộ Y tế kiểm duyệt)

Relatest posts

Leave Comments